Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Thơ Ivan Bunin - Phần 1


Ivan Alekseevich Bunin (tiếng Nga: Иван Алексеевич Бунин; 22 tháng 10 năm 1870 - 8 tháng 11 năm 1953) – nhà văn, nhà thơ Nga đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1933 “vì một thứ nghệ thuật nghiêm ngặt mà cùng với nó, ông đã phát triển truyền thống văn xuôi cổ điển Nga”. Ông là một nhân vật được tôn kính trong số các nhà phê bình châu Âu và nhiều nhà văn đồng nghiệp, những người xem ông như một người thừa kế thực sự cho truyền thống của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga do Tolstoy và Chekhov khởi xướng.

Tiểu sử:
Ivan Bunin sinh ngày 22-10-1870 ở tỉnh Voronezh, vùng trung Nga, tuổi thơ sống ở miền quê tĩnh lặng của tỉnh Oryon. Thời trẻ làm thợ sửa bản in, viết báo. Năm 1891 in tập thơ đầu tay Dưới bầu trời rộng mở, năm 1897 xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, được giới phê bình đánh giá cao. Năm 1889 Bunin rời quê, làm nhiều nghề kiếm sống như thợ sửa bản in thử, thủ thư, làm báo... Niềm đam mê hội họa và âm nhạc đã ảnh hưởng tới sáng tác văn học sau này của ông. Bunin làm thơ, viết văn khá sớm, sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu nổi tiếng về văn xuôi với các truyện ngắn và truyện vừa.
Tác phẩm đầu tiên của ông là bài thơ Bên mộ Nadson - tên một nhà thơ Nga - (1863-1887). Năm 1891 ông xuất bản tập thơ trữ tình đầu tiên Những bài thơ (1891) ở Oryon. Thơ đã mở đầu văn nghiệp và còn đeo đẳng mãi ngòi bút của ông đến tận cuối đời. Năm 1894 ông in truyện ngắn đầu tay Tanka. Năm 1897, xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác, viết về sự suy tàn của tầng lớp quý tộc và cảnh sống cơ cực của người nông dân Nga, được giới phê bình khen ngợi.
Tác phẩm của ông không đề cập đến các vấn đề chính trị. Ông không theo một trường phái nào như Suy đồi, Tượng trưng, Lãng mạn hay Tự nhiên chủ nghĩa. Ông sống chủ yếu ở nông thôn, đi du lịch nhiều nơi ở Nga và các nước trên thế giới như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Palestin, Tunisia, Ai Cập và các vùng nhiệt đới... Ông quan tâm nhiều đến các vấn đề về tâm lý, tôn giáo, đạo đức và lịch sử.
Năm 1909 Bunin được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Năm 1910 ông xuất bản thiên truyện Làng, một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn nước Nga; tác phẩm trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của giới trí thức Nga về thực chất xã hội Nga và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã khiến Bunin nổi tiếng; thành công này được tiếp tục phát huy ở các tác phẩm tiếp theo.
Bunin đi du lịch nhiều nơi, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Năm 1909 được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm Khoa học Nga. Sau cách mạng tháng Mười ông di cư sang Pháp và tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Tập truyện Những con đường rợp bóng được tặng giải Nobel được viết trong thời kỳ này. Ngoài văn, thơ Bunin còn nổi tiếng là một dịch giả thơ bậc thầy. Bản dịch Bài ca về Hiawatha (The Song of Hiawatha) của Henry Wadsworth Longfellow được tặng Giải thưởng Puskin. Những năm cuối đời, Bunin viết một số truyện ký độc đáo và sâu sắc về các danh nhân Nga như L. Tolstoy, A. Chekhov... Năm 1951 ông được bầu là Hội viên danh dự số một của Hội Văn bút quốc tế.
Ivan Bunin mất ngày 8 tháng 11 năm 1953 ở Pháp, an táng tại nghĩa trang Sainte-Geneviève-des-Bois.


Tác phẩm:
- Dưới bầu trời rộng mở (Под открытым небом, 1891), tập thơ.
- Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (На край света и другие рассказы, 1897), tập truyện.
- Những quả táo Antonov (Антоновские яблоки, 1900), truyện ngắn.
- Lá rụng (Листопад, 1901), tập thơ.
- Làng (Деревня, 1910), truyện vừa.
- Sukhodol (Суходол, 1911), truyện vừa.
- Quý ông từ San Francisco (Господин из Сан-Франциско, 1915), truyện vừa.
- Hơi thở nhẹ (Легкое дыхание, 1916), truyện ngắn.
- Hoa hồng Jericho (Роза Иерихона, 1924), tập truyện.
- Tình yêu của Mitia (Митина любовь, 1926), truyện vừa.
- Những ngày đáng nguyền rủa (Окаянные дни, 1926), nhật kí.
- Cuộc đời Arseniev (Жизнь Арсеньева, 1930), tiểu thuyết.
- Giải phóng Tolstoi (Освобождение Толстого, 1937), tiểu luận.
- Những con đường rợp bóng (Темные аллеи, 1943), tập truyện.
- Hồi tưởng (Воспоминания, 1950), tập kí.


87 Bài thơ Song Ngữ




1. ANH HẠNH PHÚC KHI ĐÔI MẮT MÀU XANH

Anh hạnh phúc khi đôi mắt màu xanh
Mắt màu xanh em ngước nhìn anh đó
Niềm hy vọng trong mắt em rạng rỡ
Bầu trời trong veo của một ngày xanh.

Và đắng cay khi đôi mắt màu xanh
Rủ hàng mi đen và em im bặt
Yêu anh không, tự mình, em chẳng biết
Còn tình yêu e ấp, cố giấu mình.

Nhưng ở khắp nơi và chung thuỷ, thường xuyên
Khi gần em tâm hồn anh toả sáng…
Người yêu ơi hãy mãi là cao thượng
Sắc đẹp tuyệt vời và tuổi trẻ của em!
1896

Счастлив я, когда ты голубые

Счастлив я, когда ты голубые
Очи поднимаешь на меня:
Светят в них надежды молодые –
Небеса безоблачного дня.

Горько мне, когда ты, опуская
Темные ресницы, замолчишь:
Любишь ты, сама того не зная,
И любовь застенчиво таишь.

Но всегда, везде и неизменно
Близ тебя светла душа моя...
Милый друг! О, будь благословенна
Красота и молодость твоя!


2.
CẦM TAY EM

Cầm tay em, rất lâu anh ngắm nhìn
Còn em thẫn thờ, đôi mắt em hờ khép
Trong bàn tay nàysự tồn tại của em
Anh cảm nhận racả hồn lẫn xác.

Cần gì thêm? Có thể hạnh phúc thêm?
Nhưng thiên thần nổi loạn bằng bão lửa
Bay trên cuộc đời, bằng đam mê giết bỏ
Đ
ang vút bay nhanh trước mặt chúng mình.
1898

Беру твою руку и долго смотрю на нее

Беру твою руку и долго смотрю на нее,
Ты в сладкой истоме глаза поднимаешь несмело:
Вот в этой руке - все твое бытие,
Я всю тебя чувствую - душу и тело.

Что надо еще? Возможно ль блаженнее быть?
Но ангел мятежный, весь буря и пламя,
Летящий над миром, чтоб смертною страстью губить,
Уж мчится над нами!



3. LẠI MỘT GIẤC MƠ NGỌT NGÀO, QUYẾN RŨ

Lại một giấc mơ ngọt ngào, quyến rũ
Tôi mơ về, mê đắm với niềm vui
Á
nh mắt yêu thương thầm kín gọi mời
Và một nụ cười dịu hiền vẫy gọi.

Vẫn biết rằng lại là dối gian thôi
Giấc mơ này trong bình minh tỏa sáng
Nhưng bây giờ ngày buồn chưa kịp đến
Thì hãy mỉm cười, hãy dối lừa tôi.
1898

Снова сон, пленительный и сладкий

Снова сон, пленительный и сладкий,
Снится мне и радостью пьянит, -
Милый взор зовет меня украдкой,
Ласковой улыбкою манит.

Знаю я, - опять меня обманет
Этот сон при первом блеске дня,
Но пока печальный день настанет,
Улыбнись мне - обмани меня!
1898 


4. NGƯỜI XA LẠ

Em là người xa lạ
Nhưng yêu chỉ mình anh
Và em sẽ không quên
Cho đến ngày cuối tận.

Thế rồi em ngoan ngoãn
Lặng lẽ theo người ta
Nhưng mặt em cúi xuống
Người ấy chẳng nhận ra.

Em trở thành phụ nữ
Nhưng thiếu nữ với anh
Trong bước đi của mình
Sắc đẹp đầy quyến rũ!

Sẽ có điều phụ bạc
Nhưng chỉ có một lần
Khi e ấp cháy lên
Ngọn lửa tình trong mắt.

Em không biết giấu đi
Rằng với ngườixa lạ
Và sẽ không bao giờ
Bao giờ quên anh cả!
1906
______________
*Người xa lạ này chính là người vợ đầu của nhà thơ, Anna Tsakny. Họ chia tay nhau sau 2 năm chung sống và Anna Tsakny đã thề rằng sẽ không bao giờ yêu ai nữa mặc dù Bunin lúc đó đã yêu người khác. Bài thơ này được viết vào năm 1906 và những lời trong bài thơ trở thành những lời tiên tri chính xác bởi vì sau này Anna Tsakny kết hôn với Aleksandr Derybas nhưng cuộc hôn nhân này không hề có tình yêu.

Чужая

Ты чужая, но любишь,
Любишь только меня.
Ты меня не забудешь
До последнего дня.

Ты покорно и скромно
Шла за ним от венца.
Но лицо ты склонила –
Он не видел лица.

Ты с ним женщиной стала,
Но не девушка ль ты?
Сколько в каждом движенье
Простоты, красоты!

Будут снова измены...
Но один только раз
Так застенчиво светит
Нежность любящих глаз.

Ты и скрыть не умеешь,
Что ему ты чужда...
Ты меня не забудешь
Никогда, никогда!


5.
TA ĐI BÊN NHAU

Ta đi bên nhau, hai đứa gần kề
Nhưng nhất định nhìn anh, em đã chẳng
Lời của chúng mình bâng quơ, trống rỗng
Mất hút vào trong ngọn gió tháng ba.

Đá
m mây trắng lạnh lùng bay xuyên qua
Khu vườn nhỏ, giọt nước rơi tí tách
Gò má em tái nhợt trong giá buốt
Và đôi mắt xanh thắm, tựa như hoa.

Còn bờ môi khao khát chỉ khép hờ
Anh đã tránh chạm lên bằng ánh mắt
Vẻ trống trải tưởng chừng bao hạnh phúc
Cõi diệu huyền, nơi hai đứa từng qua.
1917

Мы рядом шли, но на меня

Мы рядом шли, но на меня
Уже взглянуть ты не решалась,
И в ветре мартовского дня
Пустая наша речь терялась.

Белели стужей облака
Сквозь сад, где падали капели,
Бледна была твоя щека,
И как цветы глаза синели.

Уже полураскрытых уст
Я избегал касаться взглядом.
Но был еще блаженно пуст
Тот дивный мир, где шли мы рядом.
1917



6. ÁNH NHÌN TĨNH LẶNG NHƯ MẮT NAI CON

Ánh nhìn tĩnh lặng như mắt nai con
Những gì bên trong, tôi từng yêu đến thế
Đến giờ vẫn chưa quên trong đau khổ
Nhưng bóng dáng người giờ đã trong sương.

Đến một ngàysẽ tan biến nỗi buồn
Giấc mơ hoài niệm rồi đây sáng tỏ
Không còn hạnh phúc, không còn đau khổ
Chỉ còn điều tha thứ xa xăm.
1901

Спокойный взор, подобный взору лани

Спокойный взор, подобный взору лани,
И все, что в нем так нежно я любил,
Я до сих пор в печали не забыл.
Но образ твой теперь уже в тумане.

А будут дни — угаснет и печаль,
И засияет сон воспоминанья,
Где нет уже ни счастья, ни страданья,
А только всепрощающая даль.
1901
  

7. CHÚNG TÔI GẶP RẤT VÔ TÌNH

Chúng tôi gặp rất vô tình, trong góc
Tôi đi nhanhbỗng như ánh chớp nguồn
Cắt qua màn sương nhẹ buổi chiều hôm
Và xuyên qua bờ mi đen sáng rực.

Chiếc áo nhiễuvẻ nhẹ nhàng, trong suốt
Trong phút giây thổi nhẹ gió mùa xuân
Nhưng trên mặt, trong đôi mắt sáng rực
Tôi nắm bắt vẻ sống động đã từng.

Nàng gật đầu với tôi đầy âu yếm
Mặt cúi nghiêng trong gió, thật nhẹ nhàng
Rồi biến vào gócLúc đó mùa xuân
Nàng tha thứ cho tôivà quên lãng.
1905

Мы встретились случайно, на углу

Мы встретились случайно, на углу.
Я быстро шел — и вдруг как свет зарницы
Вечернюю прорезал полумглу
Сквозь черные лучистые ресницы.

На ней был креп,- прозрачный легкий газ
Весенний ветер взвеял на мгновенье,
Но на лице и в ярком свете глаз
Я уловил былое оживленье.

И ласково кивнула мне она,
Слегка лицо от ветра наклонила
И скрылась за углом… Была весна…
Она меня простила — и забыла.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét